[VTV4 – BẢN TIN THỜI SỰ ]: SẢN PHẨM “XANH” ANECO VƯƠN RA THẾ GIỚI CÙNG AMAZON

Không chỉ tiên phong trong nghiên cứu, phát triển nguyên liệu và sản phẩm phân hủy sinh học tại Việt Nam, An Phát Holdings còn viết nên câu chuyện về một doanh nghiệp đón đầu làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới với tầm nhìn “xanh”.

Mặc dù mới chỉ có mặt trên sàn thương mại điện tử Amazon chưa đầy 2 năm nhưng dòng sản phẩm nhựa phân hủy sinh học AnEco đã gây được tiếng vang lớn khi ghi nhận doanh thu năm 2022 tăng gấp 21 lần so với năm 2021. Cũng trong năm vừa qua, AnEco vinh dự là một trong những nhà bán hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các nhà bán hàng trên Amazon – đạt giải The Rocket 2022. Thành công của AnEco là minh chứng rõ nét cho tính đúng đắn trong chiến lược phát triển “xanh” mà An Phát Holdings đã lựa chọn. Đồng thời, đây cũng là nguồn cảm ứng để các doanh nghiệp Việt có thêm động lực đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu.

Sharjah sẽ cấm túi nilon dùng một lần từ năm 2024 

Theo động thái mới nhất nhằm bảo vệ môi trường, Sharjah – một trong 7 tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, sẽ tiến hành cấm túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần kể từ ngày 1/1/2024. Để chuẩn bị cho động thái này, từ ngày 1/10/2022, các cửa hàng ở tiểu vương quốc này sẽ tính phí 25 fils cho mỗi túi nilon sử dụng một lần mà khách hàng yêu cầu. 

Từ ngày 1/1/2024, các hoạt động như buôn bán, sản xuất, chào bán hoặc nhập khẩu các loại túi và sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ bị cấm hoàn toàn tại tiểu vương quốc này. Theo nghị quyết do Hội đồng Chấp hành Sharjah ban hành, các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường và túi sử dụng nhiều lần sẽ được cung cấp cho người dân.  

Mục đích của nghị quyết này là nhằm bảo vệ môi trường khỏi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, đồng thời khuyến khích người dân xây dựng lối sống bền vững, bằng cách giảm thiểu sử dụng túi nilon cho đến khi sản phẩm này bị cấm hoàn toàn. Bên cạnh đó, giới chức Sharjah cam kết, các loại túi tái sử dụng nhiều lần cũng phải được điều chỉnh theo các tiêu chuẩn bền vững. Những chiếc túi này sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật do Sở Nội vụ thành phố phê duyệt. 

Ngoài ra, các cơ sở bán hàng có nhiệm vụ thông báo cho người tiêu dùng về mức phí 25 fils, nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về nguy cơ ô nhiễm nhựa đồng thời hướng dẫn họ sử dụng các sản phẩm thay thế. Các cửa hàng cũng phải cắt giảm tiêu thụ các loại túi nilon.  

Sở Nội vụ thành phố được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chính sách để triển khai lệnh cấm trên.  Cơ quan này cũng sẽ phát động các chương trình nâng cao nhận thức của người tiêu dùng nhằm giúp người dân chuyển sang sử dụng các loại túi tái sử dụng nhiều lần và thân thiện với môi trường. 

Tại Abu Dhabi, lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần có hiệu lực vào ngày 1/6, trong khi tại Dubai, kể từ ngày 1/7, các nhà bán lẻ đã tính phí 25 fillet/túi nilon phát cho khách đựng hàng. Theo các nhà bán lẻ ở Dubai, lượng túi nilon sử dụng 1 lần đã giảm tới 40% trong vòng một tháng. 

Great Wrap đã huy động nguồn vốn 24 triệu đô la để đầu tư cho màng bọc được làm từ phụ phẩm khoai tây

Great Wrap – Công ty khoa học vật liệu được thành lập và có trụ sở tại Victoria đã huy động vốn 24 triệu đô la để ‘đánh bật hoàn toàn nhựa hóa dầu khỏi kệ siêu thị’ với dòng sản phẩm phân hủy sinh học của mình.

Khoản đầu tư 24 triệu đô la bao gồm phần vốn chủ sở hữu 11 triệu đô, gây dựng bởi các nhà đầu tư, trong đó có Darren Thomas, W23, Grill’d Innovation Fund, Giant Leap, Small Giants, Thai Wah Ventures, GroundSwell, Trail Mix Ventures và Springbank Collective. Khoản tiền 13 triệu đô sau cùng là vốn không pha loãng đến từ DLL Group, chi nhánh tài trợ tài sản của Rabobank cùng các điều khoản mà Jordy Kay – người đồng sáng lập cho rằng ở mức cạnh tranh đối với một công ty khởi nghiệp,

Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được sử dụng chủ yếu để phát triển đội ngũ Great Wrap và mở rộng các thị trường mới. Doanh nghiệp đã bán sản phẩm cho 50.000 hội gia đình ở Úc dựa trên mô hình kinh doanh D2C (doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng) và sẽ ra mắt tại Hoa Kỳ sau 2 tuần nữa. Cuối năm nay, Công ty có kế hoạch ra mắt sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).

Màng bọc của Great Wrap được làm từ phụ phẩm khoai tây. Hiện tại, Great Wrap xây dựng thêm một nhà máy lọc sinh học tại Tullamarine – nơi sẽ xử lý phụ phẩm khoai tây thành polyhydroxyalkanoat hay nhựa phân hủy sinh học PHA. Dự kiến khi triển khai xây dựng, đây sẽ trở thành một trong 10 nhà máy lọc sinh học trên thế giới.

Công ty cho biết, màng bọc của họ giống như bao bì nhựa thông thường, nhưng có khả năng phân hủy 100% trong vòng chưa đầy 180 ngày. Nhóm vận động người tiêu dùng CHOICE cho rằng màng bọc thực phẩm này là tất cả những gì mà người tiêu dùng mong đợi.

Đây chính là mục tiêu trọng tâm của Great Wrap. Julia – người đồng sáng lập Công ty cho biết điều quan trọng nhất ở các sản phẩm bền vững là có khả năng sử dụng tốt và giá thành tương đương với các sản phẩm truyền thống hiện hành – dòng sản phẩm mà họ đang muốn đánh bại.

“Điều thực sự quan trọng là bạn không được hy sinh về chức năng, chất lượng hoặc giá cả, trong khi điều đó thường như vậy trong quá khứ,” ông nói.

“Chúng tôi nhanh chóng nắm bắt được tâm lí người tiêu dùng và nhận thấy rằng mặc dù hầu hết mọi người đều thích những mặt hàng tốt nhất tại siêu thị hay trên các sàn thương mại điện tử song điều này còn phụ thuộc vào cả giá thành sản phẩm.

“Chúng tôi thật sự quan tâm đến vấn đề giá thành bới nó có thể giúp chúng tôi đánh bật hoàn toàn các sản phẩm từ nhựa hóa dầu khỏi các kệ hàng siêu thị” – Julia cho biết.

Bên cạnh đó, ông cũng nhận định phân hủy sinh học là lĩnh vực mới nổi và chắc chắn sẽ có “đất” phát triển trong tương lai.

(theo nguồn SmartCompany)

 

 

Nhựa An Phát Xanh đấu giá thành công hơn 55,8 triệu cổ phiếu, thu về hơn 670 tỷ đồng

Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã CK: AAA) vừa công bố kết quả đấu giá cổ phiếu qua hình thức công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Tổng số tiền AAA thu về đạt hơn 670 tỷ đồng.

Kết thúc phiên đấu giá, AAA đấu giá thành công 56% số cổ phần đã chào bán trước đó, với giá trung bình quân là 12,000 đồng/cổ phiếu. Trước thềm phiên đấu giá, 35 nhà đầu tư đã đăng ký đấu giá cổ phiếu AAA, trong đó, 33 nhà đầu tư cá nhân và 2 tổ chức đã đăng ký với tổng khối lượng là 55,840 triệu cổ phiếu. Trong đó, công ty mẹ của AAA là An Phát Holdings cũng đã đăng ký mua 40,8 triệu cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu tại AAA.

Toàn bộ số tiền huy động được từ hơn 55,8 triệu cổ phiếu sẽ được AAA dùng để tái cấu trúc nợ vay và bổ sung vốn lưu động để phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất.

AAA đấu giá thành công hơn 55,8 triệu cổ phiếu qua hình thức công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE)

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra vào sáng 20/6, AAA đã thông qua kế hoạch doanh thu đạt 14.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đat 527 tỷ đồng – tương đương mức tăng trưởng lợi nhuận 63% so với mức thực hiện năm 2021. Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 đến từ 3 động lực chính.Thứ nhất, hoạt động kinh doanh bất động sản khu công nghiệp BĐS KCN của AAA sắp có thêm KCN An Phát 1 đi vào khai thác. Thứ hai, AAA tăng tỷ trọng đóng góp của bao bì công nghiệp và bao bì tự hủy – mảng kinh doanh đang có biên lợi nhuận cao. Thứ ba, Công ty giảm chi phí vận tải và các chi phí phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới.

Đặc biệt, mới đây, AAA cũng đã thông báo nhiều thay đổi lớn trong bộ máy HĐQT. Theo AAA, sự thay đổi trong bộ máy nhân sự là bàn đạp chuẩn bị cho bước chuyển đổi chiển lược của doanh nghiệp, đưa AAA vào giai đoạn phát triển mới, tập trung vào các dòng sản phẩm biên lợi nhuận cao và sản phẩm thân thiện môi trường.

Cụ thể, ông Nguyễn Lê Thăng Long – người hiện nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings (Mã CK: APH) chuyên trách mảng nguyên liệu tự hủy, kiêm Tổng Giám đốc CTCP sản xuất PBAT An Phát vừa được bầu nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT AAA. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhựa sinh học, ông Nguyễn Lê Thăng Long được kỳ vọng sẽ đưa AAA phát triển mạnh các dòng sản phẩm xanh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu thay đổi vị thế trên trường quốc tế, từ nhà gia công trở thành nhà cung cấp nguyên liệu nhựa sinh học trong Top 10 thế giới của AAA.

 

MỸ CẤM ĐỒ NHỰA SỬ DỤNG MỘT LẦN TẠI CÁC KHU ĐẤT CÔNG, CÔNG VIÊN QUỐC GIA VÀO NĂM 2032

Bộ Nội vụ Mỹ thông báo sẽ cấm mua bán đồ nhựa sử dụng một lần tại các công viên quốc gia và các khu đất công từ năm 2032. Đây được coi là nỗ lực trong việc góp phần giảm thiểu rác thải nhựa khi tỉ lệ tái chế tại quốc gia này liên tục suy giảm.

Thư ký Nội vụ Deb Haaland đã ban hành quyết định giảm mua, bán và phân phối các sản phẩm và bao bì nhựa trên hơn 480 triệu mẫu đất công và xác định các giải pháp thay thế bền vững như vật liệu có thể phân hủy sinh học.

Giải pháp này sẽ góp phần giảm thiểu 14 triệu tấn nhựa thải ra biển mỗi năm. Theo lệnh, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đề cập đến là các mặt hàng được thải bỏ ngay sau khi sử dụng, như hộp đựng thực phẩm và đồ uống bằng nhựa và polystyrene, chai lọ, ống hút, cốc, dao kéo và túi nhựa dùng một lần.

Mỹ là một trong những nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Tỷ lệ tái chế của quốc gia này giảm xuống từ 5% đến 6% vào năm ngoái, theo báo cáo từ nhóm môi trường Last Beach Clean Up And Beyond Plastics, do một số quốc gia ngừng tiếp nhận rác thải từ Mỹ và tỉ lệ rác thải tăng cao.

Bộ Nội vụ cho biết, Mỹ đã tạo ra 80.000 tấn chất thải rắn đô thị trong năm tài chính 2020. Bộ Nội vụ có nghĩa vụ đi đầu trong việc giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đối với hệ sinh thái và khí hậu của chúng ta.” Haaland cho biết trong một tuyên bố.

Sắc lệnh này đảm bảo thực hiện các kế hoạch bền vững của Bộ, trong đó bao gồm các biện pháp quyết liệt trong việc loại bỏ dần các sản phẩm nhựa sử dụng một lần nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và cộng đồng xung quanh.

Quyết định này nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ các tổ chức bảo vệ môi trường. “Lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần của Bộ Nội vụ sẽ giảm thiểu hàng triệu tấn rác thải nhựa không mong muốn tại các công viên quốc gia và các khu đất công khác” Christy Leavitt – Giám đốc Chiến dịch nhựa Oceana – Tổ chức bảo tồn đại dương cho biết. (Theo nguồn CNBC: https://www.cnbc.com/2022/06/08/us-to-ban-sale-of-single-use-plastic-on-public-lands-national-parks-by-2032.html)

Tiến sĩ khoa học quốc tịch Pháp trở thành Chủ tịch Nhựa An Phát Xanh

CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc bầu ông Nguyễn Lê Thăng Long – thành viên HĐQT nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ ngày 21/6/2022, với mục tiêu đưa AAA vào giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, tập trung vào các dòng sản phẩm thân thiện môi trường.

Nhiều thay đổi trong bộ máy thành viên HĐQT

Theo công bố từ CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA), ông Nguyễn Lê Thăng Long – người hiện nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings (Mã CK: APH) chuyên trách mảng nguyên liệu tự hủy, kiêm Tổng Giám đốc CTCP sản xuất PBAT An Phát vừa được bầu nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT AAA.

Ông Nguyễn Lê Thăng Long tốt nghiệp Tiến sĩ trường Ecole Polytechnique – một trong bốn trường Đại học đào tạo kỹ sư danh tiếng nước Pháp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhựa sinh học, ông Nguyễn Lê Thăng Long được kỳ vọng sẽ đưa AAA vào giai đoạn phát triển mới, phát triển mạnh các dòng sản phẩm sinh học thân thiện môi trường với biên lợi nhuận cao, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh, giúp AAA tăng trưởng bền vững.

Ông Nguyễn Lê Thăng Long đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa An Phát Xanh từ ngày 21/6/2022.

Cùng với đó, ông Phạm Ánh Dương sẽ từ nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT AAA để tập trung vào vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings, công ty mẹ của nhựa An Phát Xanh, chú trọng các mảng đầu tư trong lĩnh vực mới. Cụ thể, thứ nhất là mảng bất động sản công nghiệp hiện đang đưa về doanh thu, lợi nhuận lớn. Thứ hai là dự án xây dựng nhà máy nguyên liệu nhựa phân hủy sinh học lớn hàng đầu Đông Nam Á – dự án mang tính quyết định trong chiến lược phát triển xanh và hoàn thiện hệ sinh thái doanh nghiệp khép kín của toàn Tập đoàn. Và thứ ba là việc mở rộng thị trường trong bối cảnh doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa thị trường, tránh sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ chốt hậu Covid.

Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Trung cũng từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT AAA để tập trung vào cương vị Tổng Giám đốc AAA, phụ trách điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và Phó Chủ tịch HĐQT APH chuyên trách định hướng về các vấn đề sản xuất, tài chính toàn Tập đoàn.

Đồng thời, ông Phan Trí Nghĩa – cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Bao bì Vinh (Mã CK: VBC), người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong mảng bao bì công nghiệp cũng được bầu nắm giữ chức vụ thành viên HĐQT độc lập của AAA. Mảng bao bì công nghiệp hiện là mảng kinh doanh tiềm năng, đóng góp lớn vào doanh thu, lợi nhuận của AAA với biên lợi nhuận cao, sản phẩm dễ tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp sản xuất. Trong những năm tiếp theo, AAA dự kiến tăng trưởng mạnh mảng bao bì công nghiệp, gia tăng mở rộng quy mô, công suất vận hành các nhà máy hiện có.

Việc có nhiều thay đổi trong cơ cấu HĐQT của AAA giai đoạn này thể hiện quyết tâm của doanh nghiệp trong việc bứt tốc tăng trưởng, theo đuổi mục tiêu phát triển xanh và nâng cao năng lực HĐQT thông qua các nhân tố mới. Song, việc định hướng phát triển Công ty vẫn sẽ đảm bảo tính thống nhất theo các định hướng của Tập đoàn do các thành viên trong HĐQT AAA đồng thời là các thành viên tại APH.

Đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 63% năm 2022

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra trước đó vào sáng 20/6, AAA đã thông qua nhiều quyết định quan trọng, trong đó đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 và dự kiến nâng mức doanh thu hợp nhất lên đến 14.100 tỷ đồng năm 2022.

Năm 2022, AAA đặt kế hoạch lợi nhuận 527 tỷ đồng tăng 63% so với mức thực hiện của năm 2021 đến từ 3 động lực chính. Thứ nhất, hoạt động kinh doanh bất động sản khu công nghiệp BĐS KCN của AAA sắp có thêm KCN An Phát 1 đi vào khai thác. Thứ hai, AAA tăng tỷ trọng đóng góp của bao bì công nghiệp và bao bì tự hủy – mảng kinh doanh đang có biên lợi nhuận cao. Thứ ba, Công ty giảm chi phí vận tải và các chi phí phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong bối cảnh bình thường mới.

        ĐHĐCĐ thường niên AAA thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đạt 527 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.

Về mục tiêu tổng quan năm 2022, Nhựa An Phát Xanh sẽ tiếp tục giữ vững vị trí doanh nghiệp tiên phong trong ngành nhựa bao bì ở Việt Nam, vươn lên trở thành nhà sản xuất bao bì thân thiện với môi trường hàng đầu Đông Nam Á. Bên cạnh đó, AAA sẽ tiếp tục tăng công suất vận hành nhà máy bao bì công nghiệp.

Đồng thời, AAA sẽ tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, trong đó chú trọng lĩnh vực xuất khẩu vào các thị trường tiêu thụ lớn ở Châu Âu, Châu Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đồng thời tiếp tục phát triển các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường tại thị trường nội địa.

Nhằm đảm bảo an toàn tài chính, Nhựa An Phát Xanh sẽ tiếp tục cải thiện hệ thống quản trị rủi ro. AAA cũng chú trọng việc nâng cao trình độ quản lý, áp dụng các sáng kiến sản xuất để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong năm tới.

 

 

Nhựa An Phát Xanh đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu, thu về gần 1.068 tỷ đồng

  • CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã chứng khoán: AAA) đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, thu về gần 1.068 tỷ đồng.
  • Tổng số cổ phần đăng ký mua là hơn 82,6 triệu cổ phần, giá trúng bình quân là 14.236 đồng/cổ phiếu.

Ngày 4/5/2021, Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA) đã tổ chức đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Tổng số tiền AAA thu về đạt gần 1.068 tỷ đồng.

Trước thềm phiên đấu giá, 92 nhà đầu tư đã đăng ký đấu giá cổ phiếu AAA, tổng số cổ phần đăng ký đấu giá là hơn 82,6 triệu cổ phần, cao hơn 10% khối lượng chào bán.

Với giá đặt mua cao nhất trong phiên đấu giá là 16.000 đồng/cổ phiếu, giá trúng bình quân là 14.236 đồng/cổ phiếu, toàn bộ số tiền huy động được từ 75 triệu cổ phiếu sẽ được AAA dùng để tái cấu trúc nợ vay và phát triển kinh doanh, mở rộng sản xuất.

Phiên bán đấu giá 75 triệu cổ phiếu Nhựa An Phát Xanh

Năm 2021, AAA đề ra kế hoạch doanh thu 9.500 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận sau thuế 550 tỷ đồng, tăng 94% so với thực hiện năm 2020, chi trả cổ tức 15%/mệnh giá. Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động dựa trên kì vọng đóng góp tích cực của 3 mảng: Bất động sản công nghiệp, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn và bao bì công nghiệp.

Về bất động sản công nghiệp: Sau khi KCN An Phát Complex hoạt động ổn định với tỷ lệ cho thuê đạt 90%, AAA tiếp tục đầu tư xây dựng KCN An Phát 1 với diện tích 180 ha (giai đoạn I). Trong đó, doanh thu mảng BĐS CN được dự báo tăng mạnh từ 72 tỷ đồng năm 2020 lên 900 tỷ đồng năm 2021 nhờ ghi nhận doanh thu khai thác diện tích còn lại của KCN An Phát Complex và dự án KCN An Phát 1 bắt đầu thương mại từ quý III/2021.

Trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung mới, giá thuê bất động sản công nghiệp tăng, làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, việc đưa vào hoạt động và khai thác thương mại KCN An Phát 1 sẽ là lợi thế cho AAA. Ước tính, trong 5 năm tới, KCN An Phát 1 sẽ đóng góp 2.560 tỷ đồng doanh thu và 795 tỷ đồng lợi nhuận cho AAA.

Về sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn: Sản phẩm xanh kỳ vọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng lợi nhuận của AAA khi biên lợi nhuận gộp của dòng sản phẩm thân thiện môi trường cao hơn bao bì truyền thống từ 4-6%. Hiện nay, việc sản xuất bao bì tự hủy của AAA cũng đang tận dụng các dây chuyền sản xuất bao bì có sẵn, do đó có thể chuyền đổi linh hoạt mà không tốn thêm chi phí đầu tư mới.

Kết thúc quý I/2021, doanh thu và sản lượng xuất khẩu sản phẩm xanh của AAA ghi nhận tăng trưởng gấp 2 lần cùng kỳ năm trước. Trong dài hạn, khi Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn PBAT do Tập đoàn An Phát Holdings đầu tư đi vào hoạt động, AAA sẽ chủ động được nguồn nguyên liệu xanh, tiết kiệm chi phí sản xuất khoảng 20-30%, từ đó tăng khả năng cạnh tranh để mở rộng thị phần.

Với tiềm năng thị trường lớn, các quốc gia có chính sách thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xanh, việc chuyển dịch cơ cấu sang sản phẩm xanh đồng thời là động lực tăng trưởng dài hạn cho AAA trong các năm tới. Sản phẩm xanh dự kiến sẽ đóng góp từ 40 – 50% vào cơ cấu doanh thu bao bì của AAA trong 5 năm tới.

Về bao bì công nghiệp: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận tích cực của AAA cũng ghi nhận sự đóng góp thêm từ mảng bao bì jumbo của CTCP Nhựa Bao bì An Vinh.

Sau khi mua chi phối CTCP Nhựa Bao Bì An Vinh, AAA bắt đầu ghi nhận doanh thu từ kinh doanh bao bì jumbo trọng tải lớn dùng trong vận tải công nghiệp. Nhà máy An Vinh có công suất thiết kế 12.000 tấn/năm và hiện đang hoạt động 60-70% công suất. Dự kiến, nhà máy sẽ chạy tối đa công suất trong năm 2021.

An Vinh dự kiến sẽ đóng góp doanh thu trung bình 500-600 tỷ/năm và biên lợi nhuận cao hơn so với biên lợi nhuận bao bì màng mỏng truyền thống khi chạy hết công suất.

Nhựa An Phát Xanh đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu, thu về gần 1.068 tỷ đồng

Việc đấu giá thành công 75 triệu cổ phiếu và thu về 1.068 tỷ đồng sẽ giúp AAA bổ sung nguồn vốn, cơ cấu nợ vay giúp phát triển các dự án mới. Kết thúc quý I/2021, bất chấp ảnh hưởng đại dịch Covid-19 tại Hải Dương, AAA ghi nhận doanh thu đạt 2.284 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý I/2021 đạt 90 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành tương ứng 24% và 16% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021.