Chuyển động thị trường phân hủy sinh học

Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa, doanh nghiệp Việt hành động gì?

Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định 1316/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam, cho thấy quyết tâm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ trong việc giảm thiểu, thay thế túi nilon bằng các sản phẩm thân thiện môi trường. Đứng trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những bước đi chiến lược với mục đích đồng hành cùng Chính phủ thực hiện mục tiêu đề ra.

Quyết định 1316/QĐ-TTg của Chính phủ nhấn mạnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy. Đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh, giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương. Phấn đấu 100% các khu du lịch, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đây cũng được xem là hành động quyết tâm nối tiếp Chỉ thị 33/CT-TTg của Chính phủ ban hành về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Yêu cầu triệt để việc giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo đó, một trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách lúc này để thực hiện đề án là tăng cường nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Chính phủ cũng yêu yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức tăng cường nghiên cứu, đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa. Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bao bì, sản phẩm nhựa tối ưu nhằm giảm tối đa định mức nguyên liệu nhựa/sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm trọng điểm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận chất lượng các sản phẩm bao bì thay thế sản phẩm nhựa và sản phẩm túi nilon phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường đáp ứng quy định của Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt không đợi có đề án mới thực hiện

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt đã chuyển hướng nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm  thân thiện môi trường nhằm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, đa phần các nhà sản xuất trong lĩnh vực này lại gặp khó khăn về vấn đề nguyên liệu khi họ phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài, sản xuất tại Việt Nam và quay lại phân phối ra thị trường. Điều này làm tăng giá thành sản phẩm, phụ thuộc rất nhiều vào đối tác cung ứng và vận chuyển.

Dó đó, bài toán chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín đang là thách thức và trở ngại rất lớn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đang bối rối về vấn đề  này thì An Phát Holdings đã mạnh tay xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh mang tên Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT An Phát trị giá 100 triệu đô la Mỹ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, quyết tâm “nắm đằng chuôi” để chủ động cung cấp nguyên liệu và sản xuất sản phẩm xanh thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Đơn vị này cũng xác định mục tiêu trước mắt, cũng là mục tiêu bền vững là chủ động nguyên liệu sản xuất giúp giảm giá thành sản phẩm đồng thời thực hiện kế hoạch đưa nguyên liệu xanh của Việt Nam ra thế giới.

Dự án xây dựng nhà máy PBAT An Phát đã chính thức được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp chứng nhận đăng ký đầu tư, có công suất 30.000 tấn/năm và dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất  năm 2024 tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng.

Sản phẩm ống hút bột gỗ AnEco của An Phát Holdings làm từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn.
Sản phẩm ống hút bột gỗ AnEco của An Phát Holdings làm từ nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn.

An Phát Holdings hiện đã có trong tay công nghệ lõi độc quyền sản xuất nguyên liệu của Hàn Quốc, đã huy động được nguồn vốn, nhân lực và hợp tác với đối tác hàng đầu từ Đức để thực hiện dự án. Đây được kỳ vọng là bước tiến quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tạo lập chuỗi cung ứng của riêng mình, giải quyết triệt để bài toán nguyên liệu.

Nhà máy của An Phát Holdings sản xuất bao bì màng mỏng và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.
Nhà máy của An Phát Holdings sản xuất bao bì màng mỏng và sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.

Với nhà máy này, An Phát Holdings sẽ sử dụng hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất để đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Nhà máy được thiết kế với phần trăm tự động hóa cao. Các chuyên gia có thể vận hành từ phòng điều khiển từ xa, đảm bảo độ chính xác và an toàn cao.

Khi nhà máy đi vào hoạt động, 70% sản phẩm  sẽ dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất của Tập đoàn này, 30% sẽ dùng để thương mại tại các thị trường mục tiêu như Hoa Kỳ, EU, Canada, Hàn Quốc, Úc.

Dự án PBAT hoàn thành sẽ giúp An Phát Holdings hoàn thiện hệ sinh thái khép kín, chính thức đưa tập đoàn này tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng nguyên liệu xanh  toàn cầu. Hơn thế nữa, việc làm chủ nguồn nguyên liệu sẽ giúp tập đoàn này giảm giá thành sản phẩm  thân thiện môi trường, vốn luôn là một rào cản trong việc tiếp cận với đại đa số khách hàng.

Tin liên quan