Chuyển động thị trường phân hủy sinh học

Hiệp hội Nhựa Mỹ phát hành “Lộ trình đến năm 2025” giải quyết triệt để rác thải nhựa

“Lộ trình đến năm 2025” tập trung vào việc thúc đẩy tái chế nhựa và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn khép kín các sản phẩm từ nhựa.

Thành lập vào tháng 8 năm 2020, Hiệp hội nhựa Mỹ là một tổ chức do The Recycling Partnership và Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên nhiên (WWF) đứng đầu, một phần của mạng lưới Hiệp hội Nhựa toàn cầu của Quỹ Ellen MacArthur. Tổ chức này tập hợp một hệ sinh thái tổng thể gồm các cơ quan đa ngành cùng chung một tầm nhìn và chiến lược quốc gia nhằm giải quyết triệt để vấn đề rác thải nhựa năm 2025. Hiệp hội có sự tham gia của hàng chục bên liên quan – các Nhà hoạt động Hiệp hội nhựa Hoa Kỳ.

Vào ngày 15/06/2021, Hiệp hội này đã công bố một “Lộ trình đến năm 2025” với kỳ vọng giúp giảm thiểu rác thải nhựa trong môi trường sống và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa ở Hoa Kỳ vào năm 2025. Tổ chức được hỗ trợ bởi gần 100 tập đoàn, start-ups, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, trường đại học, chính quyền tiểu bang và địa phương trong chuỗi giá trị ngành nhựa bao bì.

Mục tiêu của Lộ trình bao gồm:

  • Xác định danh sách bao bì, sản phẩm nhựa không cấp thiết trong năm 2021 và kế hoạch thực hiện các biện pháp để loại bỏ những mặt hàng này vào năm 2025
  • 100% bao bì nhựa được tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy sinh học hoàn toàn vào năm 2025
  • Đến năm 2025, thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng nhằm tái chế một cách hiệu quả hoặc xử lý 50% bao bì nhựa.
  • Đến năm 2025, hàm lượng tái chế trung bình hoặc hàm lượng có nguồn gốc sinh học được sử dụng để sản xuất bao bì nhựa đạt tối thiểu 30%

Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ được xây dựng nhằm thúc đẩy các mục tiêu này và đo lường tiến độ thông qua các báo cáo hàng năm. Đồng thời, nó còn được coi là một tài liệu “sống” có thể được điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế.

Emily Tipaldo, Giám đốc Điều hành, Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ cho biết: “Tình trạng cơ sở hạ tầng hiện tại của Hoa Kỳ, cùng với việc thiếu hụt các chương trình khuyến khích tái chế bao bì nhựa, đã gây ra căng thẳng lớn trong chuỗi giá trị”. “Lộ trình được thiết kế giúp các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Hoa Kỳ hành động dựa trên những thay đổi đáng kể, cần thiết trên toàn hệ thống để hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa vào năm 2025. Khung thời gian ngắn và khối lượng công việc rất lớn, nhưng nếu chúng ta không làm gì cả, tầm nhìn của một nền kinh thế tuần hoàn trên toàn nước Mỹ sẽ phải nhường chỗ cho hiện trạng thực tế. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với tất cả các Nhà hoạt động trong Hiệp hội để cùng nhau thúc đẩy những thay đổi quan trọng này.”

Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ
Lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ

Một trong những Nhà hoạt động của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ là Hiệp hội Quốc gia về nguồn tài nguyên PET (NAPCOR). NAPCOR chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo về việc thu hồi chai PET trong báo cáo Tái chế PET hàng năm, con số này hiện đang dao động khoảng 30% trong hơn thập kỷ qua.

Darrel Collier, Giám đốc Điều hành NAPCOR cho biết “PET có các đặc tính đặc biệt không chỉ khiến nó trở thành vật liệu tuyệt vời để sản xuất chai và hộp đựng mà còn có thể tái chế lại nhiều lần.” “Mục tiêu tái chế 50% của Hiệp hội là đầy tham vọng nhưng không phải là không thể. Trên thế giới, PET có tỷ lệ tái chế vượt quá 50%. Để đạt được mục tiêu này tại Hoa kỳ, chúng tôi bắt buộc phải suy nghĩ khác đi về các thức thu gom, bao gồm cả việc áp dụng các chương trình khuyến khích thu gom”.

Phản hồi của các bên liên quan:

Cùng xem thêm các bên liên quan từ nhà cung cấp đến các thương hiệu lớn sẽ nói gì về Lộ trình này:

“Để giải quyết trọn vẹn nhất vấn đề khủng hoảng rác thải nhựa ở Hoa Kỳ, chúng ta phải đoàn kết tất cả các bên liên quan – các nhà lãnh đạo ngành, hệ thống quản lý rác thải và các nhà hoạt động chính sách đều phải hành động theo một kế hoạch thống nhất. Lộ trình này sẽ là chìa khóa để thiết lập chiến lược quốc gia để đạt được các mục tiêu đã đặt ra và đo lường tiến trình của chúng một cách nhất quán và minh bạch” – Erin Simon, Trưởng bộ phận phụ trách vấn đề chất thải nhựa và kinh doanh, Tổ chức Quốc tế về Bảo Tồn Thiên nhiên (WWF).

“Amcor cam kết tạo ra những loại bao bì có thể tái chế và tái sử dụng. Chúng tôi liên tục và nghiên cứu đổi mới các loại bao bì có thể tái chế hoặc tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu tái chế hơn, nhưng chúng tôi cũng cần nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng và mong muốn có sự tham gia của người tiêu dùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi tự hào hỗ trợ việc triển khai Lộ trình Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ – cho thấy sự hợp tác xuyên suốt chuỗi giá trị để giải quyết vấn đề rác thải.” – David Clark, Giám đốc Phát triển bền vững của Amcor.

“Loại bỏ rác thải nhựa khỏi ngành công nghiệp bao bì là ưu tiên hàng đầu của Clorox. Chúng tôi nhận ra rằng để thúc đẩy tập thể cùng nỗ lực hướng tới một thế giới không còn rác thải nhựa sẽ cần các bên liên quan trên toàn chuỗi giá trị, và Lộ trình của Hiệp hội Hoa Kỳ là một kế hoạch vô cùng chi tiết để biến điều đó thành hiện thực. Lộ trình thành công, chúng tôi cũng sẽ thành công. Clorox tự tin có thể hiện thực hóa tầm nhìn và nhiệm vụ này.” Ed Huber, Giám đốc Phát triển bền vững, The Clorox Co.

Vậy còn Tái chế cao cấp (Advanced Recycling)?

Joshua Baca, Phó Chủ tịch về nhựa của Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ cho biết “Chúng tôi hoan nghênh các mục tiêu của Lộ trình, một kế hoạch nhằm “khởi động hành động” một cách mạnh mẽ về việc tái chế nhựa ở Hoa Kỳ”. “Chúng tôi chia sẻ một tầm nhìn chung về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ngành nhựa và mong muốn có cơ hội làm việc với các đối tác liên quan”.

“Năm 2018, các nhà sản xuất nhựa của Hoa Kỳ đã thiết lập hai mục tiêu quan trọng: 100% bao bì nhựa có thể tái chế và được thu hồi vào năm 2030 và 100% bao bì được tái sử dụng, tái chế, và thu hồi vào năm 2040. Năm ngoái, chúng tôi cũng đã tự xây dựng cho riêng mình một lộ trình về việc tái sử dụng nhựa, với tầm nhìn sẽ huy động toàn bộ chuỗi giá trị ngành nhựa để đạt được mục tiêu này.

Baca cho biết: “Việc vắng mặt trong lộ trình của Hiệp hội Nhựa Hoa Kỳ là sự công nhận về vai trò của việc tái chế cao cấp trong việc đảm bảo nhựa được tái chế và sử dụng lại nhiều lần”. “Những đột phá trong tái chế cao cấp cho phép chúng tôi giảm thiểu chất thải bằng cách nắm bắt giá trị sau sử dụng của các loại nhựa như túi màng ghép phức hợp và màng phim, nhựa hỗn hợp và hộp xốp polystyrene. Và công nghệ tái chế tiên tiến ngày nay cho phép sản xuất nhựa đựng thực phẩm, y tế và dược phẩm từ nhựa đã qua sử dụng.

“Là một ngành công nghiệp, chúng tôi hy vọng Hiệp hội sẽ tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực chủ động thúc đẩy tái chế nhựa và phát triển nền kinh tế tuần hoàn ngành nhựa.

“Chúng tôi cũng kêu gọi Hiệp hội phải minh bạch, dựa trên dữ liệu và đưa ra các khuyến nghị dựa trên khoa học và kỹ thuật, thay vì ý thức hệ, khi nói đến nỗ lực ‘loại bỏ nhựa có vấn đề’. Có một quy trình toàn diện và cởi mở sẽ tạo ra các kết quả đáng tin cậy và có đầy đủ thông tin hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro về các hậu quả không mong muốn có thể xảy ra do các nguyên liệu thay thế.

Baca tiếp tục: “Việc loại bỏ một số loại nhựa hoặc lệnh cấm không làm tăng khả năng tái chế nhựa. “Việc vội vàng chọn kẻ thắng người thua ngày nay cũng bỏ qua vai trò thiết yếu của bao bì ni lông trong việc giảm phát thải khí nhà kính so với các vật liệu khác.

“Như đã lưu ý, Lộ trình của Hiệp hội là một tài liệu “sống” và cần được phát triển và điều chỉnh dựa trên thực tế. Chúng tôi hy vọng một phần của sự phát triển này sẽ được tiếp tục đối thoại để đảm bảo một con đường rõ ràng để tái chế tất cả các loại nhựa.”

 

Nguồn: Plastictoday

Tin liên quan