Chuyển động thị trường phân hủy sinh học

Mura Technology, KBR và Mitsubishi Chemical Corporation công bố dự án tái chế nhựa bằng công nghệ Hydro-PRT, dự án đầu tiên tại Nhật Bản

Mura Technology, doanh nghiệp Anh tiên phong sở hữu quy trình tiên tiến có khả năng tái chế rác thải nhựa hỗn hợp và đối tác cấp phép độc quyền toàn cầu KBR, đã thông báo rằng Mitsubishi Chemical Corporation, công ty cốt lõi của tập đoàn Mitsubishi Chemical Holdings (MCHC) quyết định phát triển dự án Hydro-PRT (Công nghệ tái chế nhựa bằng phương pháp thủy nhiệt) đầu tiên tại Nhật Bản.

Tiến sĩ Steve Mahon, Giám đốc điều hành của Mura Technology cho biết: “Đây là thỏa thuận mới nhất trong một loạt các thỏa thuận mà Mura và KBR đã ký kết”. “Cùng với Mura Technology, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với MCC trong dự án Hydro-PRT tại Nhật Bản và đạt được những bước tiến quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Dự án này sẽ đưa chúng tôi đến gần hơn với mục tiêu chung về một tương lai xanh và sạch.”

Những loại nhựa hết-khả-năng tái chế trước kia giờ đây được tái sinh nhờ công nghệ Hydro-PRT
Những loại nhựa hết-khả-năng tái chế trước kia giờ đây được tái sinh nhờ công nghệ Hydro-PRT

Hydro – PRT, công nghệ được Mura và KBR cấp phép, có khả năng tái chế các loại nhựa không thể tái chế, các loại nhựa thông thường sẽ hoặc bị đốt, hoặc bị đưa đến các bãi chôn lấp, hoặc bị rò rỉ ra môi trường gây ô nhiễm nhựa. Bằng cách chuyển đổi nhựa hỗn hợp trở lại thành hóa chất và dầu thay thế nguyên liệu hóa thạch, Hydro-PRT tái sinh rác thải nhựa thành các loại nhựa mới và các sản phẩm khác, bao gồm cả vật liệu làm đường. Không giống như nhiều quy trình tái chế khác, công nghệ Hydro-PRT không giới hạn về số lần cùng một vật liệu có thể được tái chế và đặc biệt, công nghệ này cho phép xử lý nhiều loại nhựa hiện không thể tái chế thông qua các quy trình tái chế cơ học truyền thống. Việc ứng dụng nước siêu tới hạn (supercritical water) trong Hydro-PRT℠ khiến quy trình vốn đã có khả năng thay đổi, nay hoàn toàn có thể gia tăng quy mô hiệu quả tại thời điểm cần thiết.

Dự án mới nhất này, dự kiến đặt trụ sở tại nhà máy Ibaraki của MCC tại Nhật Bản, được kỳ vọng hoàn thành xây dựng vào năm 2023. Nhà máy sẽ có công suất xử lý 200,00 tấn rác thải nhựa mỗi năm – MCC đang nghiên cứu về khả năng tăng công suất trong tương lai. Ban đầu, dự án sẽ hướng tới việc sử dụng các loại nhựa hậu sản xuất công nghiệp. Với 9 triệu tấn rác thải nhựa phát sinh hàng năm ở Nhật Bản, MCC sẽ tìm cách mở rộng phạm vi dự án và hướng đến sản xuất các loại nhựa này làm nguyên liệu thô.

MCC coi đây là một bước tiến cực kỳ quan trọng và “sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các giải pháp hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn”, ông Shigeru Handa, Giám đốc Điều hành, Bộ phận Vật liệu cơ bản, Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi cho biết.

Ngoài dự án hợp tác này với MCC, Mura và KBR hiện đang khai phá các dự án khác tại Châu Á, Mỹ và Châu Âu để bổ sung cho việc triển khai Hydro-PRT trên toàn cầu và đáp ứng mục tiêu của Mura là đạt công suất tái chế 1 triệu tấn vào năm 2025.

“Chất thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động, chưa kể đến lượng khí thải carbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhựa nguyên sinh. Chúng ta cần các giải pháp toàn cầu, bền vững và có quy mô lớn ngay hôm nay. Đó là lý do tại sao chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận quốc tế – mở rộng quy mô nhanh chóng và vượt qua các thử thách – và chúng tôi vô cùng tự hào khi công trình sẽ được hoàn thành tại nhà máy Ibaraki. Sự hợp tác với KBR giúp dự án này có thể nhân rộng trên toàn cầu và chúng tôi kì vọng sẽ tiếp tục được khai thác các dự án mới với họ tại Châu Âu và Châu Á trong những tháng tới đây”, ông Mahon chia sẻ.

Nguồn: bioplasticmagazine

Tin liên quan