Chuyển động thị trường phân hủy sinh học Tin tức

Nhật Bản phát triển thành công nhựa sinh học dùng trong công nghiệp

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển thành công một loại nhựa sinh học thế hệ mới. Loại nhựa này không chỉ bền mà còn dễ dàng phân hủy trong môi trường nước biển và có thể sản xuất hàng loạt. 

 

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển vào năm 2022. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Kobe và các tổ chức khác mở ra hy vọng, một ngày nào đó các đại dương trên thế giới có thể không còn rác thải nhựa. 

Theo báo cáo của nhóm trên tạp chí ACS Bền vững Hóa học và Kỹ thuật của Hoa Kỳ, loại nhựa sinh học mới được làm từ axit polylactic, một loại polyester có nguồn gốc từ các loại tinh bột như mía và ngô. 

Axit polylactic, còn được gọi là polylactide, hiện đang được biết đến là vật liệu thay thế cho nhựa gốc dầu mỏ. Tuy nhiên, vật liệu này có tính chất giòn, khó tạo khuôn và hòa tan. 

Một loại polylactide có khả năng phân hủy cao, được gọi là LAHB, đã được phát triển nhưng rất khó sản xuất với số lượng lớn. 

Để khắc phục những điểm yếu của các vật liệu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại vi khuẩn có tên là lactate dehydrogenase có khả năng sản xuất nhựa và thông qua chỉnh sửa gen, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được LAHB số lượng lớn. 

Bản thân LAHB có màu trắng đục nhưng nhóm nghiên cứu đã tạo ra được loại vật liệu có vẻ ngoài trong suốt bằng cách thêm một lượng nhỏ LAHB vào axit polylactic thông thường. 

Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tăng mức sử dụng nhựa sinh học của nước này lên khoảng 2 triệu tấn vào năm 2030.  

Seiichi Taguchi, giáo sư tại Đại học Kobe, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết sự ra đời của nhựa sinh học mới “sẽ giúp ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu đồng thời đưa sáng kiến sản xuất sinh học của chính phủ lên cấp độ công nghiệp”. 

(Nguồn: Kyodonews)

Tin liên quan