Chuyển động thị trường phân hủy sinh học

Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển mạnh lĩnh vực nhựa sinh học

Một nhà cung cấp nâng sản lượng lên 700,000 tấn
Một nhà cung cấp nâng sản lượng lên 700,000 tấn

Các nhà sản xuất vật liệu Trung Quốc có kế hoạch tăng đáng kể sản lượng nhựa phân hủy sinh học được làm từ thực vật để đáp ứng nhu cầu tăng cao sau khi lệnh cấm túi nhựa sử dụng một lần của Trung Quốc có hiệu lực.

Riêng Tập đoàn BBCA của Trung Quốc, đặt mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất nhựa của mình lên mức vượt xa nhu cầu toàn cầu.

Quy mô của các kế hoạch này cho thấy quy mô của vấn đề rác thải nhựa của Trung Quốc. Nhưng nó cũng làm dấy lên lo ngại giữa các đối thủ cạnh tranh đang sản xuất dưa thừa (do định hướng của Trung Quốc) các sản phẩm như pin năng lượng mặt trời và tuabin gió.

Chủ tịch BBCA Li Rongjie cho biết: “Chúng tôi muốn đưa ra câu trả lời của mình đối với vấn đề ô nhiễm trắng.”

BBCA – một nhà cung cấp axit lactic được sử dụng trong phụ gia thực phẩm – đã khởi động một nhà máy có khả năng sản xuất 50.000 tấn PLA/ năm vào tháng 8, sau đó khởi công một nhà máy khác vào tháng 12. Tập đoàn có kế hoạch đạt công suất sản xuất 700.000 tấn PLA/ năm vào năm 2023.

Theo Viện nghiên cứu Fuji Chimera ở Tokyo, vào năm đó, quy mô thị trường PLA toàn cầu sẽ tăng lên mức 370.000 tấn, từ mức dưới 200.000 tấn vào năm 2019.

PLA, một coumpound phân hủy sinh học có nguồn gốc từ ngô và các loại thực vật khác, có nhiều ứng dụng bao gồm làm khẩu trang bằng vải không dệt, quần áo và ống hút. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 7 của Huaan Securities, gần 10 công ty Trung Quốc khác ngoài BBCA có kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất PLA của họ.

Tập đoàn BBCA của Trung Quốc đã sản xuất nguyên mẫu mặt nạ, cốc và quần áo bằng nhựa sinh học. (Ảnh của Shuhei Yamada)
Tập đoàn BBCA của Trung Quốc đã sản xuất nguyên mẫu mặt nạ, cốc và quần áo bằng nhựa sinh học. (Ảnh của Shuhei Yamada)

Ngoài ra, Huaan cũng cho biết khoảng 15 công ty có kế hoạch tăng cường sản xuất PBAT.

Các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc có kế hoạch tăng sản lượng hàng năm của PBAT và PBS lên tổng cộng 1,24 triệu tấn, theo các cuộc phỏng vấn do đối tác HighChem của BBCA có trụ sở tại Tokyo thực hiện. Con số này gấp 4,8 lần công suất của họ vào tháng 6 năm 2020.

Xu hướng này bắt nguồn từ tháng 1 năm ngoái, khi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan lập kế hoạch kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, công bố chính sách hạn chế sử dụng nhựa không phân hủy sinh học.

Ở Trung Quốc, 40% nhựa đã qua sử dụng được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc rác thải. Nước này được ước tính chiếm đến 1/4 lượng rác thải nhựa đổ ra đại Dương trên toàn thế giới.

Người dân Trung Quốc đã kêu ca gay gắt về việc quản lý chất thải nhựa không đầy đủ, đến mức cả nhà nước và Đảng Cộng sản buộc phải phản ứng. Dự thảo kế hoạch 5 năm được Đảng này công bố vào tháng 11 đưa ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng đến năm 2025, bao gồm một điều khoản để “tăng cường quản lý ô nhiễm trắng”.

Việc tăng cường sản xuất nhựa phân hủy sinh học cũng phù hợp với mục tiêu của chính quyền các địa phương. Thành phố Bengbu, nơi đặt trụ sở chính của BBCA và tỉnh An Huy đang cung cấp các khoản trợ cấp tài chính và ưu đãi thuế cho công ty này, đồng thời hỗ trợ các trao đổi về việc kinh doanh PLA.

Túi mua sắm và viên nén làm bằng PBAT. (Ảnh của Shuhei Yamada)
Túi mua sắm và viên nén làm bằng PBAT. (Ảnh của Shuhei Yamada)

HighChem, một công ty kinh doanh vật liệu, nhận thấy tiềm năng lớn đối với PBAT và gần đây đã ký hợp đồng với một nhà sản xuất Trung Quốc để nhập khẩu và bán màng nông nghiệp.

Nếu sản xuất nhựa phân hủy sinh học tiếp tục phát triển ở Trung Quốc, “chi phí sử dụng các sản phẩm môi trường sẽ giảm xuống”, Chủ tịch HighChem Ushio Taka cho biết.

Nhu cầu hiện tại của Trung Quốc đối với nhựa không phân hủy sinh học cho các mục đích sử dụng như túi xách được ước tính lên tới hàng triệu tấn. Sự thay đổi chính sách của chính phủ có thể thúc đẩy sự chuyển hướng sang nhựa phân hủy tự nhiên, điều này sẽ giúp mở rộng thị trường hơn nữa. Trong trường hợp đó, tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ chấm dứt ngay lập tức.

Nhưng khi Bắc Kinh ban hành các sắc lệnh như vậy, các chính quyền địa phương thường khuyến khích tăng sản lượng, và các công ty đều hưởng ứng tích cực. Đây là mô hình được thấy trước đây với pin mặt trời, thiết bị năng lượng gió và màn hình LCD. Việc mở rộng quy mô sản xuất không quan tâm đến lợi nhuận, dẫn đến nguồn cung dư thừa và giá toàn cầu sụt giảm.

Tại Nhật Bản, chính phủ và các nhà sản xuất hóa chất không tích cực phát triển mảng nhựa phân hủy sinh học như các công ty cùng ngành ở Trung Quốc, thay vào đó tập trung vào nhựa sinh khối. Chúng được làm từ vật liệu thực vật không phân hủy sinh học, có thể được đốt để lấy năng lượng. Mục tiêu là sản xuất 2 triệu tấn các loại nhựa sinh học mỗi năm vào năm 2030.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng mục tiêu này của các nhà cung cấp Nhật Bản vẫn còn hạn chế. Mitsubishi Chemical chỉ có công suất sản xuất 20.000 tấn nhựa phân hủy sinh học một năm thông qua liên doanh với tập đoàn xăng dầu Thái Lan PTT. Một nhà cung cấp khác, Kaneka, có công suất hàng năm chỉ 5.000 tấn.

Đại diện Mitsubishi Chemical cho biết: Có kế hoạch nâng công suất, nhưng “mối lo ngại là chúng tôi sẽ thua nếu cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong việc đầu tư”.

Bất chấp quy mô ngày càng lớn của các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, BASF của Đức coi Trung Quốc là một thị trường đầy hứa hẹn, nơi nhu cầu sẽ tăng lên. Công ty đang hợp tác với một nhà sản xuất địa phương – Red Avenue – khai thác thị trường rộng lớn này. BASF đã cấp cho Red Avenue giấy phép sản xuất và bán PBAT. Red Avenue đang xây dựng một nhà máy mới, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022 với công suất hàng năm là 60.000 tấn.

Nguồn: asia.nikkei.com

Tin liên quan