Chuyển động thị trường phân hủy sinh học

Nền kinh tế sinh học Châu Âu phát triển mạnh mẽ với doanh thu từ ngành công nghiệp sinh học tăng lên 780 tỷ EUR

Các ngành công nghiệp sinh học tiếp tục tăng trưởng đánh dấu mốc tổng đóng góp đạt 780 tỷ EUR, tăng đáng kể 30 tỷ EUR (+4%) khi so với năm 2017. Con số này thể hiện mức tăng hơn 20% so với năm 2008 – đây cũng là số liệu sớm nhất được đưa vào loạt báo cáo này của viện nghiên cứu Nova.

Báo cáo đầu tiên trong chuỗi bài được ủy quyền bởi Bio-based Industries Consortium (BIC) vào năm 2017. Các số liệu về ngành hóa chất có nguồn gốc sinh học (bao gồm cả nhựa) cho thấy doanh thu vào khoảng 54 tỷ EUR với thị phần tương đối ổn định 15%, tăng so với mức 7,5% của năm 2008.

Một phân tích dữ liệu Eurostat 2018 cho thấy doanh thu của toàn bộ nền kinh tế sinh học, bao gồm cả thực phẩm, đồ uống và các lĩnh vực chính như nông nghiệp và lâm nghiệp lên tới 2,4 nghìn tỷ EUR ở liên minh Châu Âu và tăng khoảng 25% tại Vương Quốc Anh. Mảng thực phẩm và đồ uống chiếm một nửa kim ngạch, các ngành công nghiệp sinh học khác như hóa chất, nhựa, dược phẩm, giấy và các sản phẩm từ giấy, các ngành công nghiệp từ rừng, dệt may, nhiên liệu sinh học và năng lượng sinh học chiếm khoảng 30%, 20% còn lại đến từ nông nghiệp và lâm nghiệp.

Đối lập với số liệu doanh thu tăng, tỷ lệ việc làm trong nền kinh tế sinh học Châu Âu giảm nhẹ từ 18,5 triệu người vào năm 2017 xuống 18,4 triệu người vào năm 2018, phần lớn do việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Sản xuất sơ cấp, chủ yếu từ nông nghiệp cung cấp phần lớn việc làm (54%) nhưng doanh thu chiếm tỷ trọng tương đối thấp (20%).

Dữ liệu cũng cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm quốc gia thành viên Châu Âu. Ví dụ, các quốc gia Trung và Đông Âu như Ba Lan, Romania và Bulgaria có nhiều doanh nghiệp trong các ngành có giá trị gia tăng thấp hơn của nền kinh tế sinh học, vốn tạo ra nhiều việc làm. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp phát triển mạnh này đang có xu hướng thâm dụng lao động so với các ngành có giá trị gia tăng cao khác. Trong khi đó, các nước Tây Âu và Bắc Âu tạo ra doanh thu cao hơn nhiều so với số lượng nhân công, cho thấy tỷ trọng lớn hơn trong ngành công nghiệp tinh chế và giá trị gia tăng. Các quốc gia có tỷ lệ doanh thu tương ứng với việc làm cao nhất là Phần Lan, Bỉ và Thụy Điển.

Nguồn: bioplasticsmagazine

Tin liên quan