Chuyển động thị trường phân hủy sinh học Tin tức

Đã đến lúc các nhà sản xuất bao bì cần phải hành động!

Theo một báo cáo mới từ Rabobank, trong khi trọng tâm của lĩnh vực bao bì nhựa tiếp tục hướng tới tính bền vững thì tỷ lệ tái chế đang không đáp ứng kịp kỳ vọng.

Các công ty và tập đoàn công nghiệp trên khắp Châu Âu và Hoa Kỳ đã cam kết bảo vệ môi trường; chính phủ các nước đang trình bày các quy định tập trung vào vấn đề quản lý rác thải nhựa và nylon. Tuy nhiên, một lượng lớn rác thải không bao giờ đến được các nhà máy tái chế, cuối cùng lại được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc nhà máy đốt rác nhằm tận thu năng lượng từ quá trình xử lý rác thải.

Hơn 500 tổ chức có ảnh hưởng nhất trên toàn cầu cam kết thực hiện các mục tiêu đã được thông qua từ tầm nhìn của Quỹ Ellen MacArthur về nền kinh tế tuần hoàn: “Đến năm 2025, 100% bao bì phải là loại có thể tái chế, có khả năng phân hủy sinh học hoặc tái sử dụng.” Tuy nhiên, chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa tới năm 2025, nếu muốn đạt được các mục tiêu này, cần phải có kế hoạch đầu tư và có các hành động cụ thể ngay bây giờ.

Báo cáo cũng đánh giá về tình hình hiện tại ở Châu Âu và Hoa Kỳ, các xu hướng đang diễn ra ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các thông lệ, luật, nêu bật nhu cầu của các nhà sản xuất bao bì cần bắt đầu đầu tư và tiến hành thử nghiệm các giải pháp ngay bây giờ.

Theo Jim Owen, nhà phân tích cấp cao mảng bao bì nhựa của Rabobank ở Bắc Mỹ, có một số giải pháp được đưa ra như:

  • Xây dựng, tài trợ cho các phòng R&D để làm rõ các sự đánh đổi, xác định nhu cầu về thiết bị và nguyên vật liệu, tìm hiểu về tác động với thời hạn sử dụng.
  • Thiết lập quan hệ đối tác với các đơn vị tái chế và xử lý nhựa, đầu tư vào hệ thống tái chế (cả công nghệ tiên tiến và cơ khí kĩ thuật) để đảm bảm vận hành liên tục; giáo dục người tiêu dùng về bao bì và tuân thủ các hướng dẫn của How2Recycle (Mỹ), để đạt được tỷ lệ tái chế cao hơn.
  • Ngừng đầu tư vào các loại nguyên vật liệu lỗi thời, hướng tới sự đơn giản hóa và chú ý đến giá trị cuối cùng của vòng đời.
  • Hình thành trách nhiệm nhà sản xuất (EPR)

Trong khi cơ sở hạ tầng và khối lượng rác thải được tái chế đã tăng lên ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong những năm gần đây, một lượng lớn chất thải có thể tái chế không bao giờ đến được các nhà máy tái chế và kết thúc tại các bãi chôn lấp hoặc nhà máy đốt rác nhằm thu hồi năng lượng. “Ở Mỹ, trung bình 13,3% chất thải bao bì nhựa được tái chế vào năm 2021, trong khi đó, ở EU, trung bình 38% chất thải bao bì nhựa được tái chế vào năm 2020.” Regina Mestre, Nhà phân tích mảng bao bì nhựa của Rabobank ở Châu Âu cho hay.

Rabobank; Unwrapped: Plastic Packaging Matters report

Việc gia tăng lượng rác thải được tái chế sẽ đòi hỏi một số thay đổi, bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom và thúc đẩy các biện pháp thu gom riêng biệt dành riêng cho tái chế, tức là đảm bảo bao bì dễ dàng tái chế theo hướng dẫn sau, bao gồm không giới hạn sử dụng bao bì tông màu sáng, tăng cường sử dụng bao bì đơn chất liệu và cần phải thu gom đúng cách – trong đó, cần có thiết kế dễ dàng trên nhãn dán cho việc phân loại bao bì vào thùng rác phù hợp.

Ngoài ra, cần phải đưa ra các giải pháp khả thi cho các loại bao bì nhựa hết hạn sử dụng cho đến khi nó được phân loại đúng trong các thùng tái chế.

Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tái chế nhựa thấp là do các yếu tố như hành vi người tiêu dùng, sự gia tăng dân số ở những nơi chưa cung cấp dịch vụ tái chế và tỷ lệ xử lý tại bãi rác thấp. Còn ở Châu Âu, trong khi tái chế cơ học là một ngành công nghiệp lâu đời, giá tái chế cao so với các hình thức xử lý rác khác dẫn đến hàm lượng nguyên liệu tái chế thấp trong bao bì. Gia tăng tỷ lệ tái chế và nguyên liệu tái chế sẵn có khiến giá thành phải chăng hơn cho các nhà sản xuất bao bì.

Báo cáo cũng đánh giá ngắn gọn tiềm năng tái chế hóa học như một giải pháp cho bao bì nhựa khó tái chế. “Nên thực hiện các đánh giá khách quan đối với vòng đời sản phẩm để xác định phương án tốt nhất xử lý rác thải nhựa, xử lý các sản phẩm ở cuối vòng đời và sự xuống cấp của nhựa do các phương pháp xử lý khác nhau gây ra, cũng như tác động của chúng về tính tuần hoàn.” Nguồn nguyên vật liệu tái chế sẵn có hơn và giá cả phải chăng hơn cùng với những thay đổi về quy định sẽ làm tăng thêm phần trăm tỉ lệ tái chế được trong bao bì.

Nguồn: sustainableplastics.com

Tin liên quan