Màng phân hủy sinh học phát triển thay thế nhựa dùng một lần

Gần đây, màng phân hủy sinh học thay thế nhựa dùng một lần đã ra mắt trong cuộc họp lần thứ 256 của cơ quan chủ quản thuộc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) tại Tổ hợp Trung tâm Khoa học Nông nghiệp quốc gia New Delhi.

Các màng phân hủy sinh học cấu thành bởi PLA (Poly lactic axid) và tinh bột ngô được phát triển dựa trên phương pháp ép đùn thổi. Độ dày, độ trong suốt của màng này và khả năng chịu tải có thể so sánh được với nhựa thông thường được sử dụng cho các mục đích khác nhau kể cả nhựa sử dụng một lần. Túi đựng các kích cỡ khác nhau – 350×300 MM; 400×300 MM; 450×450 MM- có thể chứa từ 1 đến 2 kg trái cây và rau quả; quần áo và thực phẩm.

Chi phí sản xuất quy mô lớn của loại màng phân hủy sinh học này dự kiến sẽ bằng với chi phí sản xuất màng nhựa thương mại. Loại màng này có thể được coi là sự thay thế thực sự của nhựa sử dụng một lần hiện nay.

Theo thông cáo báo chí của ICAR, nghiên cứu dựa trên polyme sinh học sẽ góp phần xây dựng môi trường bền vững, tạo ra giá trị cao từ nguồn cung cấp thức ăn nông nghiệp và các nguyên liệu thô thân thiện với môi trường, vì một cuộc sống lành mạnh.

(Theo nguồn báo The Times of India: https://timesofindia-indiatimes-com.translate.goog/business/india-business/biodegradable-film-developed-to-replace-single-use-plastic/articleshow/92661993.cms?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=op,sc

An Phát Holdings chính thức động thổ Dự án Nhà máy nguyên liệu xanh PBAT 120 triệu USD lớn nhất Đông Nam Á

Hôm nay, tại Hải Phòng, Tập đoàn An Phát Holdings đã tổ chức Lễ động thổ Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT. Tham dự Lễ động thổ có ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội – Trưởng Đoàn công tác; ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương; ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Trương Hải Long, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Cùng các đồng chí trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí lãnh đạo các Vụ Văn phòng Quốc hội.

Về phía các địa phương, có sự tham dự của ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng; ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương; ông Ngô Hạnh Phúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng các Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng; các Phó Chủ tịch UBND thành phố; các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thuộc TP Hải Phòng.

Cùng sự tham dự của hơn 100 đối tác khách hàng của Tập đoàn và các cơ quan thông tấn báo chí.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings bấm nút động thổ dự án
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings bấm nút động thổ dự án

Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT là nhà máy sản xuất nguyên liệu xanh PBAT đầu tiên tại Đông Nam Á, nằm trong danh mục dự án Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư, đặt tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng), có công suất 30.000 tấn/ năm, dự kiến hoàn thành sau 24 tháng. Với tổng vốn đầu tư lên đến 120 triệu USD, khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ đáp ứng 100% nhu cầu nguyên liệu của Tập đoàn An Phát Holdings đồng thời phục vụ mục tiêu xuất khẩu quốc tế. Do được đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại nên hiệu suất hoạt động của nhà máy được tối ưu hoá ở mức rất cao với thời gian hoạt động trung bình 8.400 giờ tương đương 350 ngày/năm. Nhà máy cũng đạt sự tự động hoá cao, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 200 lao động chất lượng cao.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings cho biết, dự án là lời giải xuất sắc và hợp lý nhất cho bài toán về nguồn nguyên liệu của Tập đoàn: tự chủ nguyên liệu, giảm giá thành để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và tiến tới thay thế cho các sản phẩm nhựa truyền thống. Hơn thế nữa, trong bối cảnh xu hướng phát triển xanh ngày càng lan rộng thì An Phát Holdings muốn đi đầu trong việc phát triển thị trường này tại Việt Nam.

“An Phát Holdings sẽ đại diện cho Việt Nam ghi tên vào bản đồ nguyên liệu xanh toàn cầu đồng thời trở thành doanh nghiệp tiên phong thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Việt Nam”, ông Dương khẳng định.

Ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings phát biểu tại Lễ động thổ
Ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Phát Holdings phát biểu tại Lễ động thổ

Hiện, Tập đoàn An Phát Holdings đã tiếp nhận chuyển giao quy trình và công nghệ thiết kế nhà máy từ Technip Zimmer – nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp và thiết kế công nghệ cho các nhà máy công nghiệp quy mô lớn và phức tạp. Chính vì vậy, Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT có chất lượng vượt trội, tiêu chuẩn khép kín và dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất.

Thông qua dự án này, Tập đoàn An Phát Holdings sẽ khép kín hệ sinh thái tuần hoàn xanh từ đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn đồng thời chính thức tham gia vào mạng lưới nguyên liệu xanh thế giới. Giá thành sản phẩm xanh sẽ giảm 20%~30% khi nhà máy PBAT đi vào hoạt động.

Ông Lê Anh Quân - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hải Phòng đánh giá cao vị trí của Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT, đặc biệt là trong quá trình thúc đẩy nền sản xuất không phát thải, không hiệu ứng nhà kính
Ông Lê Anh Quân – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hải Phòng đánh giá cao vị trí của Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT, đặc biệt là trong quá trình thúc đẩy nền sản xuất không phát thải, không hiệu ứng nhà kính

Tại sự kiện, ông Lê Anh Quân – Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND Thành phố Hải Phòng đã chia sẻ về những thành công trong phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng. Đồng thời, ông Quân cũng đánh giá cao vị trí của nhà máy PBAT trong quá trình đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thành phố.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings đã bấm nút động thổ dự án, chính thức đưa Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT bước vào giai đoạn xây dựng. Đây cũng chính là nền móng để An Phát Holdings mở rộng thêm các dự án phát triển sản phẩm và nguyên liệu xanh trên toàn cầu.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Ca khúc ”Bến cảng quê hương tôi” do ca sỹ Lê Mận biểu diễn
Ca khúc ”Bến cảng quê hương tôi” do ca sỹ Lê Mận biểu diễn
Vũ đoàn biểu diễn tại sự kiện
Vũ đoàn biểu diễn tại sự kiện
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings bấm nút động thổ dự án
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings bấm nút động thổ dự án

TS. Nguyễn Lê Thăng Long – Phó TGĐ An Phát Holdings được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA)

Hôm nay (9/1), Đại hội thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã chính thức được tổ chức. Đại hội có sự tham dự theo hình thức trực tiếp và trực tuyến của hơn 100 đại biểu là đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và lãnh đạo các tỉnh, thành phố cùng đại diện các doanh nghiệp, nhà sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường đã đăng ký là hội viên của Hiệp hội, các cơ quan thông tấn báo chí.

Ông Tạ Tấn – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Phi Chính phủ, Bộ Nội vụ (bên phải) trao quyết định thành lập Hiệp hội EPMA cho ông Nguyễn Lê Thăng Long – Phó TGĐ An Phát Holdings (bên trái)
Ông Tạ Tấn – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Phi Chính phủ, Bộ Nội vụ (bên phải) trao quyết định thành lập Hiệp hội EPMA cho ông Nguyễn Lê Thăng Long – Phó TGĐ An Phát Holdings (bên trái)

EPMA là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, sinh học, tái tạo và tái chế thân thiện, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Hiệp hội được thành lập nhằm hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các sản phẩm thân thiện môi trường để góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Theo chia sẻ của ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings – Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội, thành lập EPMA là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ngành sản xuất các sản phẩm thiên thiện môi trường Việt Nam. “Đây chính là ngôi nhà chung trong đó các thành viên cùng đoàn kết, hợp tác chặt chẽ để khẳng định vị thế của các doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều tâm huyết trong công tác bảo vệ môi trường chất lượng cao do người Việt Nam sản xuất. Hiệp hội luôn hoan nghênh tất cả các tổ chức, cá nhân muốn tham gia Hiệp hội, ủng hộ tôn chỉ, mục đích và tuân thủ điều lệ của Hiệp hội”, ông Dương nhấn mạnh.

Toàn cảnh đại hội
Toàn cảnh đại hội

Tại đại hội, các đại biểu tham dự đã đã dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận về dự thảo Điều lệ Hiệp hội, bàn về dự thảo Phương hướng hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới. Đại hội cũng đã nghe ý kiến tham luận của nhiều chuyên gia, doanh nhân đang tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện môi trường và các nhà khoa học uy tín, tâm huyết về các giải pháp và chiến lược hoạt động của Hiệp hội để cùng hướng tới sự nghiệp bảo vệ môi trường, vì quyền lợi, trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp và đang góp có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường của đất nước.
Sau 4h làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, tích cực và dân chủ, Đại hội thành lập Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam đã thông qua Điều lệ, Chương trình hành động và Nghị quyết của Đại hội với tỷ lệ nhất trí cao đồng thời bầu ra Ban Thường trực, Ban thường vụ, Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2022-2027.
Trong đó, TS Nguyễn Lê Thăng Long – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings vinh dự được bầu làm Chủ tịch thường trực Hiệp hội nhiệm kỳ 2022-2027. Tập đoàn An Phát Holdings cũng có 03 thành viên nằm trong Ban Thường vụ của Hiệp hội.

TS Nguyễn Lê Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings được bầu làm Chủ tịch thường trực Hiệp hội nhiệm kỳ 2022 - 2027
TS Nguyễn Lê Thăng Long – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings được bầu làm Chủ tịch thường trực Hiệp hội nhiệm kỳ 2022 – 2027

TS Nguyễn Lê Thăng Long – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings nhấn mạnh, Hiệp hội sẽ thực hiện đúng tôn chỉ mục đích là tập hợp, động viên và bảo vệ quyền cũng như lợi ích chính đáng của các hội viên là các doanh nhân, nhà sản xuất cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường, những người hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm thủ công truyền thống để tăng cường sản xuất kinh doanh gắn với tiêu chí phát triển bền vững.
Với định hướng phát triển Hiệp hội gắn liền với phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học – sản xuất bền vững và hoạt động thương mại hóa các sản phẩm thân thiện, không ảnh hưởng tới môi trường, Hiệp hội kỳ vọng sẽ trở thành nơi tập trung của giới trí thức khoa học công nghệ môi trường, cùng chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội EPMA nhiệm kỳ 2022 – 2027
Thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội EPMA nhiệm kỳ 2022 – 2027
Các thành viên Ban Thường trực Hiệp hội EPMA nhiệm kỳ 2022 - 2027
Các thành viên Ban Thường trực Hiệp hội EPMA nhiệm kỳ 2022 – 2027

 

AAA lần thứ 2 lọt Top 10 Doanh nghiệp niêm yết có Báo Cáo Thường Niên tốt nhất 2021

Ngày 28/12, tại Hà Nội, “Lễ công bố và vinh danh các doanh nghiệp đạt giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2021” lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức trực tuyến. Hội nghị doanh nghiệp niêm yết thường niên với chủ đề “Doanh nghiệp niêm yết và các yêu cầu mới về minh bạch thông tin môi trường” cũng được tổ chức trong khuôn khổ Lễ vinh danh.

Tại lễ vinh danh, CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã CK: AAA) tiếp tục vinh dự nằm trong “Top 10 Doanh nghiệp niêm yết nhóm vốn hóa trung bình có Báo cáo Thường niên tốt nhất năm 2021.”

Lần thứ 2 được vinh danh trong TOP 10 DN vốn hóa trung bình có báo cáo thường niên tốt nhất 2021 sẽ tạo thêm động lực cho AAA hoàn thiện hơn công tác tổng hợp thông tin. Đồng thời, Báo cáo thường niên này sẽ trở thành một trong những kênh thông tin tin cậy của các nhà đầu tư, cổ đông về hoạt động sản xuất – kinh doanh của AAA trong năm 2021.

Trong thời gian tới, AAA sẽ tiếp tục tuân thủ quy trình quản trị công ty theo thông lệ trong nước và quốc tế, duy trì minh bạch thông tin tới cổ đông và nhà đầu tư, tiến tới nâng tầm quản trị công ty trong tương lai.

Trước đó, AAA đã nhận giải thưởng Top 30 Doanh nghiệp Tăng trưởng Nhanh nhất Việt Nam 2019, Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2019, Giải thưởng Báo cáo tiến bộ vượt trội 2019, Giải vàng Chất lượng Quốc gia 2018, Huân chương Lao Động hạng ba 2018…

 

Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết là hoạt động thường niên do Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư và Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital phối hợp tổ chức, với mục tiêu thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao minh bạch, quản trị tốt và phát triển bền vững, qua đó tăng niềm tin của nhà đầu tư và thị trường vào doanh nghiệp.

Đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương thăm và làm việc tại Tập đoàn An Phát Holdings

Ngày 24/12, tại Hải Dương, Đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn An Phát Holdings (APH) tại nhà máy CTCP Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics).

Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Ngoại giao có Ông Nguyễn Quốc Dũng – Thứ trưởng, Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mỹ; Ông Vũ Quang Minh – Thứ trưởng, Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Đức; Ông Đặng Hoàng Giang – Thứ trưởng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam được bổ nhiệm tại Liên Hợp Quốc; Ông Hà Kim Ngọc – Đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Mỹ cùng nhiều Đại sứ của Việt Nam tại nước ngoài. Về phía tỉnh Hải Dương có Ông Phạm Xuân Thăng – Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương và các lãnh đạo sở, ngành tỉnh Hải Dương. Đón tiếp đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương có Ông Đinh Xuân Cường- Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings cùng các Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Ban Lãnh đạo An Phát Holdings đón tiếp đoàn công tác Bộ Ngoại giao và Lãnh đạo tỉnh Hải Dương thăm Nhà máy An Phát Bioplastics.
Ban Lãnh đạo An Phát Holdings đón tiếp đoàn công tác Bộ Ngoại giao và Lãnh đạo tỉnh Hải Dương thăm Nhà máy An Phát Bioplastics.

Tại buổi tiếp đón, ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc APH đã báo cáo với Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương những thành tích của An Phát Holdings trong năm 2021. Tính đến cuối tháng 11 năm 2021, doanh thu của An Phát Holdings đạt nhiều kết quả khả quan, dự kiến tiếp tục đóng góp ngân sách lớn cho địa phương và quốc gia.

Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Đinh Xuân Cường cũng cho biết, Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân huỷ hoàn toàn PBAT An Phát – dự án chủ lực của An Phát Holdings trong thời gian tới – đã nhận được sự quan tâm lớn của nhiều nhà đầu tư. Hiện, An Phát Holdings đang cân nhắc sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Đinh Xuân Cường - Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc tập đoàn An Phát Holdings phát biểu tại buổi họp.
Ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc tập đoàn An Phát Holdings phát biểu tại buổi họp.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng chúc mừng thành công của An Phát Holdings khi trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á về các sản phẩm nguyên liệu xanh. “Dư địa phát triển của An Phát Holdings tại thị trường nước ngoài còn rất tiềm năng. Chúng tôi đánh giá rất cao và luôn hoanh nghênh cũng như hỗ trợ Tập đoàn trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ. Việt Nam cũng được vinh danh nhờ có những Doanh nghiệp xuất sắc như An Phát Holdings”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của An Phát Holdings.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đánh giá cao kết quả hoạt động kinh doanh của An Phát Holdings.

Chia sẻ thêm tại buổi làm việc, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng cũng cho biết, từ lâu An Phát Holdings luôn nhận được sự tín nhiệm của tỉnh khi là một trong những doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu có tốc độ tăng trưởng hàng đầu, hỗ trợ tạo công ăn việc làm ổn định của tỉnh Hải Dương. “An Phát Holdings cũng là doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược dài hạn, tư duy đổi mới và sức sáng tạo mạnh mẽ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương”, ông Phạm Xuân Thăng nhấn mạnh.

Ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương (ngoài cùng bên phải) tham gia buổi làm việc với An Phát Holdings.
Ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương (ngoài cùng bên phải) tham gia buổi làm việc với An Phát Holdings.

Ông Hà Kim Ngọc – Đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Mỹ đánh giá An Phát Holdings là “ví dụ duy nhất chúng tôi có được tại Mỹ” khi bắt kịp xu thế, nắm đúng dòng chảy công nghệ, đặc biệt là ưu tiên bảo vệ môi trường. Ông Ngọc cho biết thêm, câu chuyện của An Phát Holdings chính là câu chuyện của doanh nghiệp Việt thành công tại Mỹ, dám nghĩ dám làm đặc biệt khi Tập đoàn quyết định đầu tư tại thị trường này – điều hiếm có doanh nghiệp Việt Nam nào có thể làm tại thời điểm năm 2020, khi cả thế giới cùng đương đầu với khó khăn do đại dịch Covid-19.

Ông Hà Kim Ngọc - Đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Mỹ chia sẻ tại buổi họp.
Ông Hà Kim Ngọc – Đại sứ đương nhiệm của Việt Nam tại Mỹ chia sẻ tại buổi họp.

Các thành viên Đoàn lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng đánh giá cao các sản phẩm của An Phát Holdings và kỳ vọng tập đoàn sẽ trở thành doanh nghiệp có vị thế toàn cầu với định hướng phát triển xanh và bền vững.

Kết thúc buổi làm việc, Đoàn lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương đã cùng BLĐ An Phát Holdings chụp ảnh lưu niệm, trồng cây và tiến hành thăm quan nhà máy An Phát Bioplastics.

Một số hình ảnh khác tại buổi làm việc:

Ban Lãnh đạo An Phát Holdings chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương.
Ban Lãnh đạo An Phát Holdings chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương.
Quan khách trải nghiệm sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco
Quan khách trải nghiệm sản phẩm sinh học phân huỷ hoàn toàn AnEco
Lãnh  đạo Bộ Ngoại giao, tỉnh Hải Dương và Tập đoàn An Phát Holdings trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Nhà máy An Phát Bioplastics.
Lãnh  đạo Bộ Ngoại giao, tỉnh Hải Dương và Tập đoàn An Phát Holdings trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Nhà máy An Phát Bioplastics.
Đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương thăm quan dây chuyền sản xuất tại nhà máy An Phát Bioplastics
Đoàn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và tỉnh Hải Dương thăm quan dây chuyền sản xuất tại nhà máy An Phát Bioplastics
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng (trái) và Uỷ viên TW Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng trải nghiệm sản phẩm AnEco của Tập đoàn
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng (trái) và Uỷ viên TW Đảng, Bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Phạm Xuân Thăng trải nghiệm sản phẩm AnEco của Tập đoàn

Liên hợp quốc khuyến nghị nhựa sinh học là chất thay thế bền vững cho nhựa thông thường

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã công bố một báo cáo đánh giá tính bền vững của các sản phẩm nhựa nông nghiệp [1] khuyến nghị thay thế các polyme thông thường không phân hủy được bằng các polyme sinh học, có thể phân hủy sinh học.

François de Bie, Chủ tịch Công ty Nhựa sinh học Châu Âu (EUBP) nhận xét: “Chúng tôi hoan nghênh sự công nhận về lợi ích môi trường của các sản phẩm nhựa sinh học này. “Màng phủ phân hủy sinh học và gốc sinh học giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn carbon hóa thạch, bằng cách sử dụng carbon tái tạo thay thế và bằng cách đóng một vai trò có giá trị trong việc giảm ô nhiễm nhựa tồn dư trong đất, vốn có thể tác động đáng kể đến năng suất nông nghiệp”.

Nghiên cứu của FAO tập trung vào các sản phẩm nhựa nông nghiệp được sử dụng trong một loạt các chuỗi giá trị khác nhau. Đánh giá rủi ro định tính, đi kèm với nghiên cứu, phân tích 13 sản phẩm nông nghiệp cụ thể. Ông de Bie cho biết: “Đáng chú ý là đối với 6 trong số 13 sản phẩm được đánh giá, nhựa sinh học có thể phân hủy sinh học được khuyến nghị là chất thay thế tốt hơn cho vật liệu nhựa thông thường”. Danh sách các sản phẩm được khuyến nghị bao gồm màng phủ, dụng cụ đánh cá, phân bón phủ polyme, dụng cụ bảo vệ và che chở cây, dây bện hỗ trợ thực vật và túi bảo vệ trái cây có tẩm thuốc trừ sâu.

Màng phủ đại diện cho thị phần lớn thứ hai trong số các loại màng nhựa được sử dụng trong nông nghiệp. “Những tấm phim này, được làm từ nhựa có thể phân hủy sinh học trong đất, mang lại những lợi ích đáng kể khi việc thu hồi, tái chế và tái sử dụng nhựa thông thường đang đặt ra những vấn đề đáng lo ngại. Chúng được thiết kế đặc biệt để phân hủy sinh học hiệu quả tại chỗ và do đó có thể được đưa vào đất sau thu hoạch ”, François de Bie giải thích. Ngược lại, các màng phủ đặc biệt mỏng, không phân hủy sinh học thể hiện việc thu thập, quản lý và thu hồi không đầy đủ, điều này có thể dẫn đến mức độ ô nhiễm nhựa đáng kể trong các lĩnh vực sử dụng chúng. Ngay cả khi các màng phủ thông thường được loại bỏ khỏi đồng ruộng, chúng thường bị ô nhiễm nặng với đất và tàn dư thực vật, gây cản trở quá trình tái chế.

Báo cáo của FAO cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các polyme có khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển. “Dù xả rác kiểu gì cũng nên tránh, nhất định sẽ xảy ra tình trạng mất ngư cụ ở mức độ khó tránh khỏi. Do đó, điều quan trọng là phải thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp phân hủy sinh học biển ”, Chủ tịch EUBP nêu rõ. Trong trường hợp các sản phẩm đã qua sử dụng bị nhiễm cặn cá, chẳng hạn như hộp thu gom cá, máy tạo màng sinh học, theo FAO, có thể làm giảm bớt quá trình tái chế hữu cơ.

Bình luận về nghiên cứu, Hasso von Pogrell, Giám đốc điều hành của EUBP cho biết “EUBP hoan nghênh tất cả các nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu này, góp phần nâng cao kiến thức về tình hình dữ liệu hiện tại. Điều này không thể chỉ riêng ngành nhựa sinh học làm được và để thiết lập một nguồn dữ liệu thích hợp, chúng tôi cũng cần sự hỗ trợ chính trị mạnh mẽ hơn. Đối với thị trường châu Âu, Ủy ban châu Âu nên dẫn đầu các nỗ lực tạo điều kiện và phối hợp thu thập dữ liệu để phát triển một bức tranh chính xác hơn về nơi mà việc sử dụng nhựa sinh học mang lại lợi ích thực sự trong việc giảm ô nhiễm nhựa thông thường ”. Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò của các khoản tài trợ nghiên cứu và đổi mới như là phương tiện thúc đẩy các ý tưởng mới dẫn đến sự phát triển của các sản phẩm mới. “Tuy nhiên, chỉ riêng kinh phí nghiên cứu là không đủ. Cũng cần có một khung chính sách thích hợp cho nhựa sinh học, có thể phân hủy sinh học và nhựa có thể phân hủy để nắm bắt tiềm năng đổi mới và các lợi ích bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội của các sản phẩm này đối với Liên minh châu Âu ”, von Pogrell kết luận.

(Souce: bioplasticsmagazine)

Pháp ban bố lệnh cấm bao bì nhựa đựng trái cây và rau

Trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, Pháp sẽ cấm đóng gói bằng bao bì nhựa đối với gần như tất cả trái cây và rau quả từ tháng 1 năm 2022, theo Bộ Môi trường Pháp thông báo.

Các loại củ quả sẽ không còn bị “bọc nylon” tại Pháp từ 1/2022
Các loại củ quả sẽ không còn bị “bọc nylon” tại Pháp từ 1/2022

Triển khai bộ luật Tháng 2/2020, chính phủ Pháp đã công bố danh sách gồm 30 loại rau quả sẽ không được phép đóng gói bằng bao bì nhựa từ 1/1/2022.

Danh sách các loại rau bao gồm: tỏi tây, bí ngòi, cà tím, ớt, dưa chuột, khoai tây, cà rốt, cà chua, hành, củ cải tím, bắp cải, súp lơ, bí, củ cải đỏ, củ cải trắng, củ cúc vu (atisô Jerusalem), và một số loại rau củ khác.

Các loại trái cây như táo, lê, cam, kiwi, chanh, quýt, mận khô, dưa, dứa, xoài cũng nằm trong danh sách.
“Chúng ta hiện đang dùng quá nhiều các sản phẩm nhựa dùng một lần trong cuộc sống hàng ngày. Bộ luật kinh tế tuần hoàn được xây dựng với mục đích cắt giảm việc sử dụng chúng và tăng cường thay thế bằng các vật liệu khác hoặc bao bì có thể tái sử dụng và tái chế.” Bộ Môi Trường Pháp chia sẻ trong 1 tuyên bố.

Người ta ước tính 37% trái cây và rau quả cần được đóng gói khi bán ra thị trường, vì vậy, hy vọng rằng biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn hơn 1 tỷ bao bì nhựa “vô dụng” bị thải ra môi trường mỗi năm.

Chủ tịch liên đoàn doanh nghiệp kinh doanh trái cây Pháp cho biết việc chuyển đổi sang sử dụng bìa cứng sẽ gặp khó khăn trong thời gian ngắn.

Lệnh cấm bao bì nhựa là một phần trong chương trình kéo dài nhiều năm của chính phủ Pháp nhằm loại bỏ dần đồ nhựa. Bộ Môi Trường cho biết lệnh cấm sẽ được mở rộng đối với tất cả trái cây và rau củ muộn nhất vào tháng 6 năm 2026, nhằm tìm ra một giải pháp thay thế tiềm năng cho bao bì nhựa, kể cả cho những loại hoa quả cắt sẵn và quả mọng.

Nguồn: Packaging news

Các nhà sản xuất nhựa kêu gọi Thỏa thuận toàn cầu để loại bỏ chất thải nhựa

Các nhà lãnh đạo của hai trong số các nhà sản xuất nhựa lớn nhất thế giới hiện nay đã kêu gọi một thỏa thuận toàn cầu giữa các quốc gia để loại bỏ chất thải nhựa trong môi trường, kêu gọi các chính phủ và các bên liên quan trên toàn thế giới thúc đẩy một nghị quyết hiệp ước tại các cuộc họp sắp tới của Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Dow, Jim Fitterling và Giám đốc điều hành của LyondellBasell, Bob Patel, đã tham gia sự kiện đặc biệt của Tạp chí Phố Wall Ngày hôm nay “Bắt đầu: Thỏa thuận toàn cầu để chấm dứt chất thải nhựa.” Họ thay mặt cho Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ và Hội đồng Hiệp hội Hóa học Quốc tế, những người đại diện cho các nhà sản xuất hóa chất và nhựa hàng đầu trên toàn cầu phát biểu.

Hai người nói với Phillipa Leighton-Jones của Tạp chí rằng các nhà sản xuất nhựa cam kết và mong muốn tăng cường sự tham gia mang tính xây dựng với các chính phủ và các bên liên quan khác để thúc đẩy một nền kinh tế tuần hoàn, trong đó nhựa được tái sử dụng thay vì bỏ đi. “Nói một cách đơn giản,” Fitterling nói, “Tầm nhìn của chúng tôi là ngăn chặn nhựa xâm nhập vào môi trường của chúng ta bằng cách đạt được khả năng tiếp cận phổ biến để thu gom và tái sử dụng chất thải thay vì thải bỏ nhựa.”

Họ kêu gọi ủng hộ một nghị quyết tại Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc vào tháng 2 năm 2022 sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về một thỏa thuận toàn cầu nhằm chấm dứt rác thải nhựa trong môi trường. Patel nói: “Chúng ta không nên nhầm lẫn giá trị của nhựa với vấn đề rác thải nhựa. “Đây là một thách thức toàn cầu đòi hỏi một giải pháp toàn cầu. Với sự hỗ trợ từ Liên hợp quốc, chúng tôi có thể phát triển một khuôn khổ toàn cầu để giúp chúng tôi giải quyết vấn đề quan trọng này.”

Để thực hiện tầm nhìn của mình, các nhà sản xuất nhựa đã đề xuất một bộ năm nguyên tắc nhằm loại bỏ chất thải nhựa, thúc đẩy nền kinh tế vòng tròn đối với chất dẻo và làm cơ sở cho một thỏa thuận toàn cầu.

  • Tất cả các chính phủ đồng ý loại bỏ việc rò rỉ chất thải nhựa ra môi trường vào một ngày cụ thể và phát triển các kế hoạch và chính sách hành động quốc gia phù hợp với khu vực cho phép linh hoạt dựa trên hoàn cảnh của địa phương.
  • Đạt được khả năng tiếp cận rộng rãi để thu gom chất thải và hỗ trợ triển khai các công nghệ (bao gồm cả tái chế tiên tiến) để tăng tính lưu thông của chất dẻo.
  • Nhận ra vai trò của chất dẻo trong một tương lai carbon thấp hơn bằng cách hỗ trợ phân tích vòng đời như một phương tiện để đánh giá tác động của chất dẻo và các chất thay thế.
  • Hỗ trợ đổi mới trong thiết kế sản phẩm và bao bì bằng cách phát triển, với đầu vào của ngành, hướng dẫn toàn cầu về thiết kế, nội dung tái chế và tối ưu hóa tài nguyên.
  • Đo lường sự tiến bộ về chất thải nhựa thông qua các định nghĩa và số liệu báo cáo được chấp nhận trên toàn cầu, sử dụng các phương pháp đã được xác thực và hài hòa.

“Jim và Bob đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc phát triển các giải pháp loại bỏ chất thải nhựa trong môi trường của chúng ta, cho cả công ty của họ và cho ngành công nghiệp”, Joshua Baca, phó chủ tịch phụ trách chất dẻo tại Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ cho biết. “Các nhà sản xuất nhựa mong muốn được tham gia vào các cuộc thảo luận về một thỏa thuận mới sẽ giúp mang lại các giải pháp có thể mở rộng để chấm dứt rác thải nhựa trên toàn thế giới.”

(Nguồn: bioplasticsmagazine)

Mura Technology, KBR và Mitsubishi Chemical Corporation công bố dự án tái chế nhựa bằng công nghệ Hydro-PRT, dự án đầu tiên tại Nhật Bản

Mura Technology, doanh nghiệp Anh tiên phong sở hữu quy trình tiên tiến có khả năng tái chế rác thải nhựa hỗn hợp và đối tác cấp phép độc quyền toàn cầu KBR, đã thông báo rằng Mitsubishi Chemical Corporation, công ty cốt lõi của tập đoàn Mitsubishi Chemical Holdings (MCHC) quyết định phát triển dự án Hydro-PRT (Công nghệ tái chế nhựa bằng phương pháp thủy nhiệt) đầu tiên tại Nhật Bản.

Tiến sĩ Steve Mahon, Giám đốc điều hành của Mura Technology cho biết: “Đây là thỏa thuận mới nhất trong một loạt các thỏa thuận mà Mura và KBR đã ký kết”. “Cùng với Mura Technology, chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với MCC trong dự án Hydro-PRT tại Nhật Bản và đạt được những bước tiến quan trọng trong nền kinh tế tuần hoàn. Dự án này sẽ đưa chúng tôi đến gần hơn với mục tiêu chung về một tương lai xanh và sạch.”

Những loại nhựa hết-khả-năng tái chế trước kia giờ đây được tái sinh nhờ công nghệ Hydro-PRT
Những loại nhựa hết-khả-năng tái chế trước kia giờ đây được tái sinh nhờ công nghệ Hydro-PRT

Hydro – PRT, công nghệ được Mura và KBR cấp phép, có khả năng tái chế các loại nhựa không thể tái chế, các loại nhựa thông thường sẽ hoặc bị đốt, hoặc bị đưa đến các bãi chôn lấp, hoặc bị rò rỉ ra môi trường gây ô nhiễm nhựa. Bằng cách chuyển đổi nhựa hỗn hợp trở lại thành hóa chất và dầu thay thế nguyên liệu hóa thạch, Hydro-PRT tái sinh rác thải nhựa thành các loại nhựa mới và các sản phẩm khác, bao gồm cả vật liệu làm đường. Không giống như nhiều quy trình tái chế khác, công nghệ Hydro-PRT không giới hạn về số lần cùng một vật liệu có thể được tái chế và đặc biệt, công nghệ này cho phép xử lý nhiều loại nhựa hiện không thể tái chế thông qua các quy trình tái chế cơ học truyền thống. Việc ứng dụng nước siêu tới hạn (supercritical water) trong Hydro-PRT℠ khiến quy trình vốn đã có khả năng thay đổi, nay hoàn toàn có thể gia tăng quy mô hiệu quả tại thời điểm cần thiết.

Dự án mới nhất này, dự kiến đặt trụ sở tại nhà máy Ibaraki của MCC tại Nhật Bản, được kỳ vọng hoàn thành xây dựng vào năm 2023. Nhà máy sẽ có công suất xử lý 200,00 tấn rác thải nhựa mỗi năm – MCC đang nghiên cứu về khả năng tăng công suất trong tương lai. Ban đầu, dự án sẽ hướng tới việc sử dụng các loại nhựa hậu sản xuất công nghiệp. Với 9 triệu tấn rác thải nhựa phát sinh hàng năm ở Nhật Bản, MCC sẽ tìm cách mở rộng phạm vi dự án và hướng đến sản xuất các loại nhựa này làm nguyên liệu thô.

MCC coi đây là một bước tiến cực kỳ quan trọng và “sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các giải pháp hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn”, ông Shigeru Handa, Giám đốc Điều hành, Bộ phận Vật liệu cơ bản, Tập đoàn Hóa chất Mitsubishi cho biết.

Ngoài dự án hợp tác này với MCC, Mura và KBR hiện đang khai phá các dự án khác tại Châu Á, Mỹ và Châu Âu để bổ sung cho việc triển khai Hydro-PRT trên toàn cầu và đáp ứng mục tiêu của Mura là đạt công suất tái chế 1 triệu tấn vào năm 2025.

“Chất thải nhựa đang gây ô nhiễm môi trường ở mức báo động, chưa kể đến lượng khí thải carbon do sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhựa nguyên sinh. Chúng ta cần các giải pháp toàn cầu, bền vững và có quy mô lớn ngay hôm nay. Đó là lý do tại sao chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận quốc tế – mở rộng quy mô nhanh chóng và vượt qua các thử thách – và chúng tôi vô cùng tự hào khi công trình sẽ được hoàn thành tại nhà máy Ibaraki. Sự hợp tác với KBR giúp dự án này có thể nhân rộng trên toàn cầu và chúng tôi kì vọng sẽ tiếp tục được khai thác các dự án mới với họ tại Châu Âu và Châu Á trong những tháng tới đây”, ông Mahon chia sẻ.

Nguồn: bioplasticmagazine

Các nhà sản xuất nhựa kêu gọi đặt ra mục tiêu tái chế bắt buộc trong liên minh châu Âu vào năm 2030

Credit: Kurt Desplenter/ Belga

Các nhà sản xuất nhựa đã kêu gọi tạo ra một khuôn khổ để đạt được mục tiêu tái chế bắt buộc trong Liên minh Châu Âu vào năm 2030.

Sau đề xuất của Ủy ban Châu Âu về mục tiêu tái chế 30% bao bì nhựa, Hiệp hội thương mại PlasticsEurope, đại diện cho khoảng 100 công ty sản xuất hơn 90% tổng số polyme ở Châu Âu, đã kêu gọi hành động để đạt được mục tiêu đó vào đầu thập kỷ tới.

“Lời kêu gọi về mục tiêu tái chế được quy định đối với bao bì nhựa ở EU thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, giúp thực hiện Thỏa thuận Xanh và Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn,” Tiến sĩ Markus Steilemann, Chủ tịch PlasticsEurope cho biết.

Vào ngày 11 tháng 6 năm 2020, Ủy ban tuyên bố sẽ bắt đầu tham vấn công khai về việc xem xét các yêu cầu đối với bao bì để đảm bảo có thể giảm thiểu chất thải bao bì và tái chế dễ dàng hơn, như một phần của Chỉ thị về chất thải bao bì và đóng gói năm 1994 (PPWD).

Theo PlasticsEurope, các thành viên của tổ chức này đã và đang hướng tới mục tiêu bằng cách đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiên tiến, bao gồm tái chế hóa chất, yếu tố mà các công ty khẳng định là “điều cần thiết để đạt được mục tiêu bắt buộc này”.

“Các khoản đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu theo kế hoạch của các thành viên trong hiệp hội sẽ tăng từ 2,6 tỷ euro vào năm 2025 đến 7,2 tỷ euro vào năm 2030”, một thông cáo báo chí viết.

Hiệp hội nhấn mạnh rằng cần phải có một “nỗ lực phối hợp” cùng sự hỗ trợ từ các tổ chức Châu Âu và toàn bộ chuỗi giá trị.

Virginia Janssens, Giám đốc điều hành của PlasticsEurope cho biết: “Chúng tôi cần một khuôn khổ chính sách hài hòa của EU nhằm mang lại sự chắc chắn và khuyến khích đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng và công nghệ thu gom, phân loại và tái chế, bao gồm cả tái chế hóa chất”.

Tái chế hóa chất là một quá trình làm giảm đi về mặt hóa học củapolymeso với dạng ban đầu,sau đó chúng được làm lại thành vật liệu nhựa mới nhằm phát triển sản phẩm nhựa mới.

(Nguồn: Brusseltimes)